Tài sản di chuyển được hiểu cơ bản là đồ dùng đang sử dụng của cá nhân hoặc tổ chức có thể di chuyển theo khi không còn cư trú. Trong luật quy định của Tổng cục Hải quan về quyết định di chuyển đồ dùng, vật dụng ra sao? Và để hiểu hơn về tài sản di chuyển là gì, các bạn hãy theo dõi phần thông tin dưới đây nhé!

Tài sản di chuyển là gì?

Trong Điều 4 Luật Hải quan 2014, tài sản di chuyển được hiểu là những đồ dùng, vật dụng dùng trong sinh hoạt và công việc của một cá nhân, gia đình hay tổ chức được phép di chuyển khi không còn ở nơi cư trú trong nước hoặc nước ngoài.

Tài sản di chuyển là những hàng hóa khi vượt quá định mức miễn thuế theo quy định thì phải tuân thủ chính sách nộp thuế đầy đủ, làm thủ tục hải quan. Các tài sản này khi di chuyển sẽ chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan.

Tài sản di chuyển và chính sách đối với tài sản di chuyển được định mức trong danh mục theo hướng dẫn chi tiết của Tổng cục Hải quan và áp dụng theo Luật Hải quan. Trong đó, các cá nhân, tổ chức khi di chuyển tài sản phải có đầy đủ các giấy tờ chứng minh việc cư trú ở trong nước hoặc nước ngoài. Và định mức mà tài sản di chuyển áp dụng cho các cá nhân, tổ chức mà không quy định cho gia đình.

Tổng cục Hải quan có trách nhiệm quản lý, giám sát thủ tục nhập khẩu hàng hóa để xác định loại hàng hóa là tài sản di chuyển. Thực hiện định mức hàng hóa đó là tài sản di chuyển được miễn thuế và đâu là hàng hóa là tài sản di chuyển vượt định mức miễn thuế. Cũng từ đó ra quyết định xử phạt theo quy định đối với những cá nhân nào khai báo hồ sơ miễn thuế không đúng với pháp luật.

Bên cạnh đó, có những trường hợp thuộc về đối tượng được miễn trừ thuế theo quy định tại Việt Nam. Việc nhập khẩu hàng hóa phục vụ cho nhu cầu cá nhân, công việc được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch 03/2007/TTLT-BCT-BTC-BNG.

Các loại tài sản di chuyển được miễn thuế

Theo quy định, hàng hóa là tài sản di chuyển của các cá nhân, tổ chức được phép xuất nhập khẩu thuộc trường hợp được miễn trừ thuế bao gồm:

– Các cá nhân, tổ chức được giấy mời của cơ quan nhà nước theo quy định được phép chuyển nơi cư trú từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc từ Việt Nam ra nước ngoài khi hết thời hạn thì tài sản di chuyển được miễn thuế.

– Hàng hóa di chuyển ra nước ngoài để làm việc của các cá nhân, tổ chức tại Việt Nam được phép nhập khẩu lại tài sản di chuyển, theo quy định được miễn trừ thuế.

– Tài sản di chuyển của cá nhân, gia đình là người Việt Nam được miễn thuế khi được phép định cư ở nước ngoài hoặc từ nước ngoài về định cư tại Việt Nam.

– Tài sản di chuyển của cá nhân, gia đình là người nước ngoài được miễn thuế khi được phép định cư tại Việt Nam hoặc định cư ở nước ngoài.

Lưu ý: Đối với tài sản di chuyển là xe ô tô, xe mô tô của cá nhân, gia đình thì chỉ được phép miễn thuế mỗi loại một chiếc khi vào Việt Nam định cư.

Việc xác định miễn thuế tài sản di chuyển của các cá nhân, tổ chức được thực hiện theo đúng quy định của Luật thuế xuất nhập khẩu và đối tượng hưởng mức miễn thuế sẽ là các cá nhân, tổ chức có tài sản di chuyển theo quy định tại Khoản 20 Điều 4 Luật hải quan như sau:

– Người Việt Nam, người nước ngoài định cư ở nước ngoài vào Việt Nam để công tác có thời hạn từ 12 tháng trở lên.

– Cá nhân, tổ chức là người Việt Nam có thời hạn hoạt động ở nước ngoài từ 12 tháng trở lên được về nước sau khi kết thúc thời gian hoạt động theo quy định.

– Công dân Việt Nam lần đầu nhập khẩu tài sản di chuyển khi đã định cư ở nước ngoài và đăng ký thường trú tại Việt Nam.

Như vậy, chúng ta đã hiểu cơ bản về khái niệm tài sản di chuyển là gì qua phần trình bày trên. Hi vọng với những thông tin bổ ích này sẽ giúp cho các cá nhân, tổ chức thực hiện đúng quy định của nhà nước về việc xuất nhập khẩu tài sản di chuyển theo nghĩa vụ.