Business plan là công cụ rất quan trọng trong chiến lược kinh doanh nhằm đặt ra các mục tiêu cụ thể và có tầm nhìn lâu dài cho sự phát triển. Vậy bạn đã thực sự hiểu Business plan là gì chưa và tại sao lại cần lên Business plan trong kinh doanh? Cùng đi tìm câu trả lời nhé!

  1. Business plan là gì?

Business plan hay còn gọi kế hoạch kinh doanh là một tài liệu văn bản lập ra các kế hoạch kinh doanh cụ thể về chiến lược, định hướng phát triển của doanh nghiệp. Bao gồm các mục tiêu, nhiệm vụ, mô hình hoạt động, các chiến lược phát triển theo từng giai đoạn và nhiều yếu tố khác cần thiết cho quá trình phát triển của doanh nghiệp.

Có nhiều loại business plan khác nhau nhưng cuối cùng vẫn tập trung vào một mục đích duy nhất là định hướng chiến lược phát triển dài hạn trong tương lai của doanh nghiệp. Các vấn đề thường có trong bản kế hoạch kinh doanh như: mục đích của kế hoạch, nhiệm vụ và mục tiêu cần thực hiện, nguồn lực, tài chính, các chiến lược marketing, các lợi thế và rủi ro có thể xảy ra.

  • Các thành phần của Business plan

Bên cạnh business plan là gì, bạn cũng cần biết business plan gồm có những thành phần gì? Business plan phải được trình bày một cách chi tiết, đầy đủ các đường hướng phát triển nhằm thu hút đầu tư cũng như vẽ ra rõ ràng đường đi nước nước cần phải làm của doanh nghiệp. Chính vì vậy, trong bản kế hoạch kinh doanh này cần nêu rõ được mục đích, mục tiêu, ý nghĩa và chiến lược hoạt động của doạnh nghiệp. Một số thành phần thường có trong Business plan gồm:

  • Mục đích cuối cùng của bản kế hoạch kinh doanh trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp
  • Nêu được những lợi thế cũng như yếu thế trong chiến lược của doanh nghiệp
  • Những trách nhiệm và mục tiêu của doanh nghiệp trong từng giai đoạn phát triển
  • Xây dựng một bản đề cương toàn cảnh về thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, khách hàng tiềm năng…
  • Nguồn lực của doanh nghiệp về tài chính, nhân lực, sự vận động vốn đầu tư…
  • Xây dựng chiến lược Marketing khách quan, nhìn nhận đúng nhu cầu thị trường và đối tượng khách hàng nhắm đến.
  • Dự trù được các rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện chiến lược kinh doanh nhằm hạn chế tối đa những tổn thất cho doanh nghiệp.
  • Tại sao cần lập Business plan?

Business plan rất cần thiết cho sự phát triển dài hạn của một doanh nghiệp. Bởi một bản kế hoạch kinh doanh tối ưu, chi tiết sẽ mang đến những lợi ích vô cùng lớn.

  • Kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp định hướng được mục tiêu phát triển sao cho phù hợp với thị trường và nguồn lực doanh nghiệp. Khi xác định được cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp có chiến cách nhìn và hướng đi đúng đăn hơn để nhanh đạt được mục tiêu hơn.
  • Đánh giá được các cơ hội phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Kế hoạch kinh doanh giúp bạn nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp cũng như những thách thức, cơ hội mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Từ đó sẽ có giải pháp thiết thực nhất để cải thiện những hạn chế cũng như phát huy hơn nữa những lợi thế của doanh nghiệp.
  • Thu hút vốn đầu tư từ các đối tác kinh doanh. Những doanh nghiệp có kế hoạch kinh doanh, định hướng rõ ràng sẽ thu hút được nhà đầu tư rót vốn, giúp doanh nghiệp của bạn có nguồn lực dồi dào hơn cho sự phát triển.
  • Giúp điều hành và quản lý doanh nghiệp một cách hiệu quả. Thông qua bản kế hoạch kinh doanh bạn có thể tận dụng được tối đa nguồn lực để đưa ra các giải pháp hoạt động hiệu quả nhất giữa các cá nhân và bộ phận.
  • Xác định được nguồn thu chi về tài chính. Việc lập kế hoạch doanh nghiệp sẽ mô phỏng cụ thể các phát sinh về tài chính giúp doanh nghiệp có thể lường trước được những chi phí dự kiến cũng như chi phí bất ngờ.

Một business plan rõ ràng, tối ưu sẽ giúp cho doanh nghiệp có chiến lược phát triển đúng đắn để có được hiệu quả tốt nhất. Chính vì vậy, kế hoạch kinh doanh là công cụ cần thiết giúp một doanh nghiệp phát triển bền vững, dài lâu.

Hi vọng với những thông tin ở trên đã có thể giúp bạn hình dung được một cách rõ nét nhất cho câu hỏi Business plan là gì. Từ đó có cái nhìn khách quan nhất cho kế hoạch kinh doanh đang hoặc sẽ thực hiện và thành công với business plan của mình nhé!